1. Import và Export trong JavaScript ES6
Import: cho phép import các functionality từ các module khác.
Export: khai báo những variables hoặc function cho phép những module khác truy cập và sử dụng.
Export: Những thứ được export sẽ được phân biệt bằng tên. Sau đó import những thứ chúng ta cần sử dụng bằng cách bao quanh chúng cặp dấu ngoặc nhọn { }. Tên của module đã nhập phải giống với tên của module đã xuất.
Export Default có thể cho một function, class hoặc một object.Việc đặt tên import hoàn toàn độc lập trong export default và chúng ta có thể sử dụng bất kỳ tên nào mà mình muốn.
Trong nodejs thì khác xíu nhé. nhiều bạn hay nhầm lẫn. Tiện nói luôn về exports và module.exports.
Thằng module.exports mới là thằng thật sự được export (Và mặc định nó là một Object rỗng). Còn thằng exports thì không phải. ( ===> luôn nên dùng module.exports )
2. Cách đặt tên hàm, biến, ... trong Javascript
- Tùy từng người đặt nhé, nhưng nên theo một chuẩn chung, hoặc cũng theo một code style nào đó.
À, vậy có những cách đặt tên như thế nào? Có nhiều lắm như đặt a, b, c,...x, y, x 😂. Đùa thôi, chung chung thì có các kiểu sau:
+ Underscore: sử dụng dấu gạch chân giữa các từ, tất cả các từ đều viết thường
+ camelCase: giống như cách viết của nó, từ đầu tiên viết thường, các từ tiếp theo viết hoa chữ cái đầu. ( xưa mình đọc đâu đó bảo gọi là kiểu con lạc đà....haha)
+ PascalCase: viết hoa tất cả các chữ cái đầu.
Mình thì thường đặt như sau:
Tên class mình sẽ dùng PascalCase
Tên hàm và phương thức thì dùng camelCase
Tên bảng và cột trong Database thì dùng Underscore ( Mình thấy người ta hay dùng vậy, cơ mà mình lại dùng camelCase, chắc do thói quen, sau chắc phải sửa thôi! ).
Tên biến sử dụng camelCase. ( đặt tên biến rõ nghĩa nhé! )
+ Nếu biến hằng số thì viết hoa tất cả.
+ Nếu biến boolean thì thêm tiền tố is, has, are.
À tiện đang code nodejs, nên nói luôn về status code bên dưới ạ 😂
3. Status Code HTTP.
- Mình code back-end thì mình hay dùng những thằng status code này:
1xx: cái này mình chẳng dùng bao giờ, haha, nhưng nói vào cho đầy đủ, thằng này tức là một phần request đã được server tiếp nhận và tiếp tục đang được xử lý.
200: Request được tiếp nhận và xử lý thành công. (OK)
201: Request được chấp nhận cho xử lý, nhưng việc xử lý chưa hoàn thành (Created)
204: Server đã xử lý thành công request nhưng không trả về bất cứ content nào. (No Content)
206: Server chỉ trả về một phần của resouce(dạng byte) do một range header được gửi bởi phía Client. Các Range Header được sửa dụng bởi Client để cho phép nối lại các phần của file download bị dán đoạn hoặc chia thành nhiều luồng download. ( Partial Content) => safari rất thích thằng này khi xử lý video ! ( acay ).
3xx: mình chưa dùng phát nào! haha.
400: Server không thể xử lý hoặc sẽ không xử lý các Request lỗi của phía client ( Bad Request ).
401: Tương tự như 403 Forbidden nhưng được sử dụng khi yêu cầu xác thực là bắt buộc và đã không thành công (Unauthorized).
403: Request là hợp lệ nhưng server từ chối đáp ứng nó. Nó có nghĩa là trái phép, người dùng không có quyền cần thiết để tiếp cận với các tài nguyên (Forbidden).
404: Các tài nguyên hiện tại không được tìm thấy nhưng có thể có trong tương lai. Các request tiếp theo của Client được chấp nhận. (Not Found).
408: Request tốn thời gian dài hơn thời gian Server được chuẩn bị để đợi. ( Request Timeout)
409: Request không thể được hoàn thành bởi vì sự xung đột, ví dụ như là xung đột giữa nhiều chỉnh sửa đồng thời. (Conflict).
500: Một thông báo chung chung, được đưa ra khi Server gặp phải một trường hợp bất ngờ, Message cụ thể là không phù hợp. (Internal Server Error).
503: Server hiện tại không có sẵn (Quá tải hoặc được down để bảo trì). Nói chung đây chỉ là trạng thái tạm thời. (Service Unavailable)
Mình định viết dài thêm, cơ mà chắc viết tạm này, sau này update thêm. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ mình.
0 Comment: